8. Cơ bản về Dinh dưỡng cho cây cần sa

8. Cơ bản về Dinh dưỡng cho cây cần sa

Làm thế nào để nhanh chóng canh tác?


Cây cần sa trong tự nhiên thường phát triển ở những nơi mà thành phần đất giàu ni-tơ, chúng yêu ni-tơ trong giai đoạn phát triển, và có nhu cần lớn về Phốt pho và Kali trong giai đoạn nở hoa, chúng cũng có nhu cầu về các chất dinh dưỡng vi lượng như Mg,Ca, Mg, Cu, Fe, Zn,.. trong suốt vòng đời của chúng.


Vòng đời của cây cần sa về cơ bản có thể được chia làm 2 giai đoạn lớn là giai đoạn phát triển và giai đoạn nở hoa. Sự khác nhau giữa hai giai đoạn này rất rõ ràng: Cây cần sa có ít nhu cầu sử dụng ni-tơ hơn trước, và chúng có nhu cầu lớn hơn về phốt pho và kali.


Đối với các bạn đã có ít nhiều kiến thức, việc bón dinh dưỡng cho cây khá đơn giản, bạn chỉ cần mua một gam sản phẩm uy tín ví dụ như CANNA hay Avanced Nutrients, GHE… và chăm bón theo liều lượng khuyên dùng trong từng giai đoạn của nhà sản xuất, một ví dụ về  lời khuyên về liều lượng bón phân của hãng CANNA.


Đối với các bạn đã có kinh nghiệm trong việc sử dụng phân bón hữu cơ (dinh dưỡng từ các nguồn hữu cơ tự nhiên như tảo, xương động vật, phân động vật… ), việc chăm bón cho cây cũng không phải là vấn đề lớn. Trong tự nhiên nếu các bạn để ý sẽ thấy rất nhiều nguồn dinh dưỡng mà cây cần sa yêu thích, bạn chỉ cần thử nghiệm, theo thời gian, kinh nghiệm từ sự thực hành sẽ cho bạn những hiểu biết để có thể đưa ra những công thức pha trộn tốt nhất.


Có rất nhiều loại dinh dưỡng khác nhau trên thị trường hiện tại khiến chúng ta choáng ngợp không biết nên sử dụng loại nào, kết quả sẽ ra sao…? Trên thị trường hiện nay bạn có thể thấy rất nhiều hãng sản xuất dinh dưỡng cho cây cần sa và mỗi hãng đều có rất nhiều sản phẩm khác nhau. Một trong những cách hữu hiệu nhất để canh tác cây cần sa hiệu quả là giữ liên lạc với người bán dinh dưỡng cho bạn, hãy hỏi người đó bất cứ khi nào bạn cảm thấy lo lắng về cách sử dụng. Sau một vụ mùa thành công, bạn sẽ có kinh nghiệm trong việc sử dụng dinh dưỡng.


Dưới đây là một công thức pha trộn dinh dưỡng và chất nền hiệu quả và cũng rất đơn giản, tất cả đều là những nguyên liệu sẵn có và dễ kiếm tại Việt Nam.  


Hình ảnh dưới đây là kết quả trực tiếp của công thức này, cám ơn bạn The Light đã chia sẻ kinh nghiệm canh tác với tất cả mọi người: 8. Cơ bản về Dinh dưỡng cho cây cần sa  


1) Chất nền sử dụng


Đất vi sinh mình sử dụng là loại đất đen bên trong gồm đất phù sa, đất mùn đã được ủ kỹ và có vỏ trấu, mình trộn cùng với đất tribat và đá perlite với tỷ lệ đất tribat 40% đá perlite 40% và 20% là đất vi sinh. Vì chỗ mình thời tiết cả tuần mưa 1 lần nên mình sử dụng 20% đất vi sinh vì nó có đất sét sẽ giữ được dinh dưỡng và nước không bị thoát ra quá nhiều.


2) Dinh dưỡng mình sử dụng


a) n3m


8. Cơ bản về Dinh dưỡng cho cây cần sa



  • Thời điểm: Cho giai đoạn đầu sau khi cây được 5 tán lá. Chú ý lúc nào cây có 5 tán là mới bón nhé, bón sớm hơn sẽ làm chậm sự phát triển của cây.

  • Liều lượng: Mình sử dụng n3m với liều lượng 1.5 đến 2gram cho 1 lít nước.

  • Cách dùng: Xịt qua lá và tưới gốc luôn bạn nhé.

  • Số lần sử dụng: Hòa tan tưới gốc & xịt qua lá (mặt trên và mặt dưới lá) mỗi tháng 2 lần.

  • Chú ý về n3m: Các bạn cẩn thận khi dùng n3m thuốc đấy cực mạnh nên đọc kỹ trước khi hòa nước tưới cây.


b) Phân đầu trâu 501


8. Cơ bản về Dinh dưỡng cho cây cần sa



  • Thời điểm: Sau đó đợi 2 tuần sau phun tiếp đầu trâu 501.

  • Liều lượng: Hòa tan 2g phân đầu trâu 501 cho mỗi 1 lít nước.

  • Cách dùng: Phun ở phía trên và phía dưới mặt lá.

  • Số lần sử dụng: Mỗi tuần phun lá một lần(mặt trên và mặt dưới).


 


c) Và lúc chuyển sang chậu cố định, mình có bón lót 1 chút phân vi sinh tỷ lệ npk là 3 2 3. “. Và thêm một công thức pha trộn chất nền nữa để bạn lựa chọn:


8. Cơ bản về Dinh dưỡng cho cây cần sa


 


Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp được các bạn mới bắt đầu canh tác cây cần sa, tránh làm mất thời gian và phạm phải những sai lầm không đáng có. Để chia sẻ hoặc thảo luận về các công thức dinh dưỡng của bạn, mời các bạn truy cập diễn đàn 420vn. Chúc các bạn những vụ mùa bội thu!

No comments

Powered by Blogger.